Phương pháp ủ rượu bằng chum sành hay thùng gỗ sồi loại nào tốt hơn?

Phương pháp ủ rượu bằng chum sành hay thùng gỗ sồi loại nào tốt hơn?

Ủ rượu bằng chum sành hay thùng gỗ sồi loại nào tốt hơn?

Nếu như cha ông ta có cách khử độc rượu bằng chum hay sành rồi hạ thổ thì ngày nay dưới sự phát triển của thời đại chúng ta đã có thêm một vật dụng nữa để khử độc rượu. Đó chính là các thùng gỗ sồi, vừa đem đến sự tiện dụng lại vừa có tính thẩm mỹ cao. Vậy phương pháp ủ rượu bằng chum sành hay thùng gỗ sồi giá rẻ loại nào sẽ tốt hơn?

Ủ rượu bằng chum sành

Lý do nên ủ rượu bằng chum sành là gì?

Phương pháp ủ rượu bằng chum sành hay thùng gỗ sồi loại nào tốt hơn?

Khử độc rượu bằng chum sành

Để đem đến một bình rượu thơm ngon thì sau khi chưng cất cần loại bỏ hai chất cho hại chính là andehit và metanol. Theo đó, dân gian xưa đã truyền tay nhau cách loại bỏ andehit bằng chum sành. Những chiếc chum sành với độ xốp nhất định bởi do không có lớp tráng men bên ngoài là điều kiện tốt để chất andehit bay hơi.

Trong thực tế, ngoài tác dụng khử độc việc ủ rượu trong chum sành còn giúp gia tăng tính âm dương bồi bổ sức khỏe cho đàn ông. Chưa dừng lại ở đó, rượu còn được ngẫu nhanh hơn giúp bạn tiết kiệm được thời gian và công sức bảo quản. 

Ủ rượu bằng chum sành thực hiện bằng cách nào?

Là phương pháp bảo quản rượu truyền tay tư muôn đời nay nên cách thức thực hiện ủ rượu bằng chum sành cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện theo cách sau:

  • Bước 1: Sử dụng máy lọc rượu để loại bỏ lớp độc tố như etanol và andehit khi vừa mới chưng cất rượu xong.
  • Bước 2: Rót rượu vào chúm ở mức 2/3. Sử dụng lá chuối là nắp đậy chum khi đã lược bỏ hết cuống và sắp đặt chúng theo chiều gân lá.
  • Bước 3: Lựa chọn chỗ đất cao có bóng cây dịu mát và tuyệt đối không ẩm ướt để hạ thổ chum trong 100 ngày. Lưu ý rằng chỉ hạ thổ đến miệng và sử dụng xô nhựa để úp miệng chum lại.
  • Bước 4: Sau 100 ngày hạ thổ lấy rượu ra và bảo quản trong cách chum tráng men, chai lọ thuỷ tinh…

Ủ rượu bằng thùng gỗ sồi

Lý do nên ủ rượu bằng thùng gỗ sồi là gì?

Ngày nay, ngoài phương pháp khử độc rượu truyền thống người ta còn sử dụng các thùng gỗ sồi để loại bỏ độc tố trong rượu. Bởi chúng được cấu thành từ gỗ sồi nên chứa những chất hữu cơ có lợi cho việc khử độc tố. Khi sử dụng thùng gỗ sồi để ngâm rượu các chất hữu cơ này sẽ hòa quyện vào rượu tạo nên hương vị thơm ngon, hài hoà. Đặc biệt, còn có tác dụng chuyển hoá màu rượu đem đến một màu sắc đỏ đậm đà cho rượu vang.

Ủ rượu bằng thùng gỗ sồi thực hiện bằng cách nào?

Để ủ rượu bằng thùng gỗ sồi bạn cần thực hiện theo 3 bước cơ bản ngay sau đây:

  • Bước 1: Để gỗ dãn nở theo từng mạch bạn cần ngâm thùng gỗ sồi với nước sạch từ 2 đến 3 ngày. Công đoạn này còn có tác dụng giúp rượu ngấm vào các thớ gỗ tạo nên sự bịt kín không thể bị rò rỉ.
  • Bước 2: Sau thời gian ngâm nước thùng gỗ sẽ được làm khô trong vòng 6 tiếng trước khi đổ rượu vào ngâm. Đảm bảo rằng lượng rượu được đổ vào thùng phải cách nắp thùng từ 5 đến 10cm không khí.
  • Bước 3: Đậy nắp kín thùng gỗ khi đã đổ rượu đồng thời ghi chú chi tiết về ngày tháng ngâm rượu để tiện cho hoạt động kiểm soát. Tiến hành mở thùng rượu sau 2 tháng để khấu đều và tiếp tục đậy kín nắp lai. Đối với các thùng có dung tích từ 20L đến 50L có thể sử dụng rượu sau 12 tháng và đối với loại thùng to hơn thì nên sử dụng sau 18 tháng.

Kết luận

Việc ủ rượu bằng chum sành hay thùng gỗ sồi mỗi loại có một ưu và nhược điểm riêng biệt. Thời gian khử độc tố của chim sành nhanh hơn thùng gỗ sồi rất nhiều lần. Tuy nhiên, phương pháp chum sành lại đòi hỏi không gian đất hạ thổ.

Ngược lại, ủ rượu bằng thùng gỗ sồi không đòi hỏi về đất hả thổ cũng như không đòi hỏi việc phải sử dụng 2 loại thùng khác nhau cho từng giai đoạn như ủ bằng chum sành. Nhưng thời gian ủ rượu thì lại dài hơn khá lâu đồng thời thùng gỗ sồi cũng có giá thành khá cao.

Chính bởi vậy, tuỳ thuộc vào nhu cầu của người ủ rượu sẽ cân nhắc được việc ủ rượu bằng chum sành hay thùng gỗ sồi loại nào tốt hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *